nt wrote:nt wrote:Trích dẫn:
Chính vì không hiểu nổi điều này cho nên các lực lượng nước ngoài đã không hiểu vì sao mình bại trận
He he..

..Thắng thua gì ở đây...??? CPNQ có liên hệ gì tới lực lượng nước ngoài..??? Trớt quớt...Leading into wrong way......??..

Có liên quan chứ bác, liên quan nhiều là đằng khác
- Hoàn cảnh ra đời
- ảnh hưởng đến đặc điểm của tờ kiểu công trái-công phiếu này: không có lãi suất, không có kỳ hạn (mà nhiều người bảo là chả theo chuẩn mực tài chính nào cả. Lạm bàn một chút về chuẩn mực tài chính: cái chuẩn mực chưa chắc đã là đúng và hữu dụng, mà đây là một ví dụ. Áp dụng máy móc chuẩn mực có khi không cần thiết và phản tác dụng)
- liên quan đến phạm vi, khu vực sử dụng của nó.
- đến công dụng của nó
đã là sưu tầm thì những yếu tố đó đều có liên quan cả
Có những điều mà nhiều người chả hiểu được, cố tình hoặc ra vẻ không muốn hiểu, hoặc là chỉ trích bài bác (nhưng bài bác sao nổi khi nó vẫn sống, vẫn tồn tại trong lịch sử như một minh chứng, rằng chuẩn mực không phải bao giờ cũng đúng, nhiều khi nông dân chân đất mắt toét -- cảm nhận bằng tay, mắt, kinh nghiệm - lại tay không bắt giặc - chả cần tổ chức grading, certificate... vv... vv).
Mà đã gọi là

kinh nghiệm, cảm nhận thì giống như bí kíp, là công thức gia truyền, hay những kinh nghiệm tích luỹ được qua trải nghiệm/đóng học phí, thì người ta không thể cho không biếu không cả, mà có tài liệu hóa nó cũng chả nói hết được
như bóng đá, người ta dạy kỹ thuật tâng bóng, rê rắt bóng chứ người ta có dạy

cảm giác bóng, hay kỹ năng đọc trận đấu đâu. Nó là bản năng bẩm sinh hoặc qua rèn luyện trải nghiệm
Chính vì lý do đó có những cầu thủ tuổi trẻ mà tài cao, còn có những cầu thủ đến già cũng không chen chân được vào môi trường bóng đá đỉnh cao

em xin note lại lần nữa quan điểm của em là cứ phải thực tế qua tay mà tìm hiểu. Tài liệu nó cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thôi. Có mua có bán thì mới tiến nhanh. Ngồi nghiên cứu đống sách cũng được nhưng nó chỉ là lý thuyết nếu không có thực tế chứng minh.
Mà đã qua thực tế, trải nghiệm, thì tất nhiên phải trả học phí. Cái này có phải giáo dục phổ thông đâu mà miễn phí, phải không ạ. Mà nếu có miễn phí, thì kết quả của nó chẳng thể nào tốt đẹp được. Vì ông học chả có động lực gì. Sai không mất tiền, đúng cũng không mất tiền, thế thì đi bừa đạp phứa xông lên, lao xuống đầm lầy Luyện công mãi chả đến bìa rừng của võ học được chỉ vì nỗi sợ hãi vô hình
Em chỉ sợ nhất học sinh
1. Không muốn mất học phí. Cautious, defensive. Cứ thấy rủi ro là tránh--> chả học được gì nhiều, không tiến được xa hơn
2. Mất học phí nhưng lại học đi học lại một bài học quá nhiều lần---> cũng không tiến được xa hơn, mất học phí vô ích